Năm 2024: Cơ hội và thách thức cho doanh nghiệp khởi nghiệp

DIỆU OANH 

Năm 2023, bất chấp tình hình kinh tế khó khăn, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn có những bước phát triển hết sức tích cực. Nền kinh tế toàn cầu vẫn trong tình trạng suy thoái, xung đột địa chính trị phức tạp là những thách thức mà doanh nghiệp khởi nghiệp Việt phải đối mặt trong năm 2024. Việc nắm bắt được xu hướng người tiêu dùng, đổi mới sáng tạo trong kinh doanh sẽ là cơ hội cho những doanh nghiệp khởi nghiệp. Việt Nam hiện xếp thứ 46/132 quốc gia, nền kinh tế theo báo cáo Chỉ số đổi mới sáng tạo toàn cầu 2023 và là một trong ba quốc gia có kết quả đổi mới sáng tạo vượt trội hơn so với mức độ phát triển trong 13 năm liên tiếp. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam đã tăng từ vị trí thứ 5 lên vị trí thứ 3 trong số 6 nền kinh tế hàng đầu Đông Nam Á, thể hiện ở tỷ lệ vốn đầu tư vào thị trường khởi nghiệp sáng tạo cũng như số lượng các nhà đầu tư, quỹ đầu tư đang hoạt động tại Việt Nam. Trong 6 tháng đầu năm, tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam vẫn đứng thứ ba khu vực Đông Nam Á, với tổng giá trị đầu tư đạt 413 triệu USD. Các doanh nghiệp khởi nghiệp phải chủ động tìm hiểu và tận dụng tối đa các chính sách hỗ trợ của nhà nước. Bên cạnh đó, cần linh hoạt thay đổi mô hình kinh doanh phù hợp với xu thế thị trường. Để khắc phục khó khăn về nguồn nhân lực, các doanh nghiệp khởi nghiệp phải tổ chức các khóa đào tạo nâng cao kỹ năng cho người lao động, đồng thời tìm kiếm các đối tác, cộng đồng khởi nghiệp để học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm. Việc mở rộng ra thị trường nước ngoài cũng sẽ giúp doanh nghiệp khởi nghiệp có thêm cơ hội phát triển bền vững… Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp cần định hướng rõ mục tiêu và lĩnh vực hoạt động và không ngừng sáng tạo để thích ứng xu thế của nền kinh tế. Từ đó, xây dựng mô hình kinh doanh theo hướng phát triển bền vững cũng rất quan trọng. Năm 2023 là một năm nhiều khó khăn với doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô bị ảnh hưởng bởi lạm phát, gia tăng lãi suất kéo theo thắt chặt tín dụng, những căng thẳng chính trị gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, doanh nghiệp khởi nghiệp nhìn chung phải đối mặt với vấn đề việc giảm. Tổng cầu giảm do người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu, điều này đã khiến doanh nghiệp khởi nghiệp không đạt được các chỉ tiêu tài chính, mục tiêu kinh doanh của mình. Giảm cả về số lượng thương vụ đầu tư và số tiền giải ngân đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp không chỉ tại Việt Nam mà còn cả trên quy mô toàn cầu khi các nhà đầu tư ngày càng thận trọng hơn với hoạt động đầu tư mới. Trong năm 2024, có thể doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn phải đương đầu với khó khăn trong hoạt động huy động vốn. Do đó, các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tập trung vào xu hướng phát triển chậm nhưng vững chắc để tồn tại, tối ưu chi phí và đa dạng hóa các nguồn thu, đảm bảo dòng tiền của mình. Doanh nghiệp khởi nghiệp phải tập trung vào các sản phẩm cốt lõi, mang lại giá trị thực sự để thuyết phục người tiêu dùng hướng tới và ở lại sử dụng, thay vì theo đuổi chiến lược “đốt tiền” để có được khách hàng bằng mọi giá và tập trung vào các chỉ số “ảo” mong được các nhà đầu tư định giá cao sau mỗi vòng gọi vốn như thời dòng tiền rẻ trước đây. Doanh nghiệp khởi nghiệp cần áp dụng linh hoạt thực hiện chiến lược “tăng trưởng có kiểm soát”. Tư duy tăng trưởng có kiểm soát là một kỷ luật lành mạnh để bảo vệ doanh nghiệp khởi nghiệp, chống lại các mối đe dọa đến từ những biến động của nền kinh tế suy thoái hay chu kỳ giảm phát từ thị trường. Các doanh nghiệp khởi nghiệp cần tập trung phát huy sức mạnh nội tại, mà không phải các tiêu chuẩn tăng trưởng tùy hứng, để phát triển bền vững thì phải có nhiều giá trị tích lũy lớn dần theo thời gian. Do vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tập trung vào việc hoàn thiện chất lượng sản phẩm ngày một tốt hơn, liên tục duy trì tính sáng tạo để giá trị sản phẩm mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng của mình. Doanh nghiệp khởi nghiệp cần xây dựng đội ngũ các nhà quản lý có tầm nhìn chiến lược rõ rằng, biết truyền cảm hứng và cống hiến cho nhân viên của mình. Hệ quả là nền kinh tế bị suy thoái, sức mua sụt giảm, hiệu quả hoạt động kinh doanh đi xuống ở hầu hết các ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh. Các tác động tiêu cực trên làm cho dòng vốn nội địa từ các công ty hay tập đoàn lớn trong nước dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo cũng trở nên hạn hẹp và khó khăn hơn. Bên cạnh nguyên nhân một phần đến từ những tác động từ nền kinh tế vĩ mô trong nước cũng như trên thế giới, sự suy giảm về nguồn vốn còn liên quan đến hiệu quả đầu tư vào các công ty khởi nghiệp trong giai đoạn trước đây. >> TP. HCM: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo được miễn thuế thu nhập Nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã thành công trong việc gọi vốn nhưng lại không thành công trong việc đưa doanh nghiệp đạt được những cam kết như đã hứa hẹn với các nhà đầu tư, thậm chí, nhiều dự án còn buộc phải đóng cửa. Điều này gây ra tâm lý e ngại cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài khi đưa ra quyết định giải ngân cho các dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam. Năm 2023 cũng như 2024 đang là giai đoạn tích lũy “kiến thức, kinh nghiệm, trải nghiệm” cho startup Việt. Do đó, doanh nghiệp khởi nghiệp cần tự nghiên cứu, tạo được hướng phát triển kinh doanh bền vững, từ đó đưa ra chiến lược dài hạn. Dù là nhà sáng lập công ty hay nhà đầu tư, tất cả đều phải tính toán về chiến lược và thời điểm hành động để có cơ hội tốt nhất tới thành công. Năm 2024 có thể là một năm tiếp tục thanh lọc của thị trường, những doanh nghiệp khởi nghiệp không có nền tảng phát triển vững chắc và sử dụng hiệu quả nguồn vốn sẽ bị đào thải hoặc gặp khó khăn trong những vòng gọi vốn tiếp theo. Nền kinh tế còn nhiều biến động sẽ khiến các doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức trong hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, thách thức cũng mang lại cơ hội đổi mới sáng tạo cho các doanh nghiệp khởi nghiệp. Sự thay đổi trong nền kinh tế thường tạo ra sự chuyển dịch trong nhu cầu thị trường và hành vi của người tiêu dùng, mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp khám phá các mô hình kinh doanh mới, đa dạng hóa tính sáng tạo sản phẩm và dịch vụ, tiếp cận các phân khúc thị trường chưa được khai thác. Năm 2024, những lĩnh vực tiềm năng thu hút sự quan tâm của các quỹ đầu tư có thể là công nghệ tài chính, công nghệ giáo dục, cũng như các startup sử dụng AI để số hóa các ngành truyền thống. Đây sẽ là cơ hội tốt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp có tính sáng tạo, điều kiện tài chính vững mạnh để vươn ra thị trường quốc tế, những startup không có tính đột phá trong kinh doanh sẽ bị thị trường thanh lọc. Do đó, các startup cần tìm hiểu kỹ lưỡng văn hóa và thị hiếu thị trường mục tiêu, xây dựng các chiến lược marketing và bán hàng phù hợp để đáp ứng nhu cầu đặc thù theo từng khu vực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *